Thị trường thẻ thông minh đã và đang được lan rộng khắp Việt Nam nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung với tốc độ chóng mặt. Một điều dễ hiểu là lợi ích mà thẻ thông minh mang đến tuyệt nhiên có ý nghĩa then chốt, thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển đã đành, nó còn nhanh chóng đánh bại những loại thẻ truyền thống trước đó với những ưu điểm gần như có sức thuyết phục hoàn toàn người sử dụng.

thẻ thông minh, smartid.vv, the thong minh smartcard

Theo báo cáo mới nhất của RNCOS – Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và nghiên cứu thị trường toàn cầu, có trụ sở tại Mỹ, công bố trong báo cáo “Dự báo thị trường thẻ đến năm 2012”: Thẻ thông minh đã tăng trưởng hơn 10% trong năm 2010 so với năm 2009.

Cũng theo bản báo cáo này, số lượng các dự án về thẻ thông minh cũng tăng trên phạm vi toàn thế giới với mức độ đa dạng và đòi hỏi cao về công nghệ. Hơn nữa, sự bùng nổ về kinh tế và yêu cầu kỹ thuật cao trong lĩnh vực an toàn số cũng làm tăng mức độ nhu cầu sử dụng thẻ thông minh.

Nhiều động lực để tăng trưởng

Trên thực tế, ngày càng có nhiều quốc gia đã tin dùng và chuyển đổi sang sử dụng thẻ thông minh (smartcard) trong các ngành dịch vụ khác nhau của mình. Có thể kể đến thẻ sim tích hợp thanh toán trong viễn thông, các ứng dụng trong việc tự động hóa thanh toán vé xe bus, tàu điện trong giao thông, chứng minh thư điện tử trong lĩnh vực quản lý nhà nước hay các loại thẻ thanh toán của ngành ngân hàng… Trong đó, ngành viễn thông được đánh giá là ngành sử dụng thẻ thông minh nhiều nhất (dưới dạng thẻ sim). Còn danh hiệu “tiên phong” thì lại thuộc về lĩnh vực ngân hàng.

thẻ thông minh, smartid.vv, the thong minh smartcard 2

Trong lĩnh vực ngân hàng, liên minh thẻ EMV (Euro Pay, MasterCard và VISA) được coi là nền tảng để nhiều ngân hàng đầu tư triển khai giải pháp phát hành thẻ thông minh. Hầu hết các nước trên thế giới đã chuyển đổi sang hệ thống EMV từ lâu. Tiên phong là châu Âu, điển hình là Pháp và Anh. Khu vực châu Á, thì Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tiến hành từ những năm 2003 – 2004. Ở Đông Nam Á, Malaysia và Singapore là những quốc gia đầu tiên chuyển đổi hệ thống thanh toán thẻ sang chuẩn EMV từ năm 2005, tiếp sau đó là Thái Lan, Indonesia, Philipine và Việt Nam.

“Dự báo xu hướng thẻ sẽ còn tăng mạnh vào thời gian tới. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân dự kiến của công nghệ thẻ không tiếp xúc từ năm 2011 đến năm 2013 khoảng 24% bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như thanh toán di động, giao thông hay chứng minh số của chính phủ. Số lượng các ứng dụng của thẻ không tiếp xúc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng nhiều hơn so với các lĩnh vực truyền thông, giao thông hay dịch vụ công cộng khác, đặc biệt trong thị trường thanh toán trực tuyến. Đây cũng là xu hướng công nghệ tiếp theo mà các nước trên thế giới đang hướng tới”, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng phân tích.

Những dự đoán khả quan

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam, thị trường thẻ sẽ còn phát triển mạnh trong vài năm tới đây, từng bước trở thành một trong những dịch vụ mang lại nguồn thu tương đối lớn và ổn định cho các ngân hàng thương mại. “Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới hiện nay, thanh toán thông qua thẻ sẽ trở thành một phương thức thanh toán thông dụng nhất. Đây là cơ hội cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng tham gia hoạt động thanh toán thẻ. Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay, trong tương lai thẻ thanh toán vẫn sẽ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được ưa chuộng, nhất là trong các tầng lớp dân cư. Số lượng thẻ sẽ tiếp tục tăng ở các thị trường trên thế giới”, một lãnh đạo ngân hàng của Việt Nam cho biết.

thẻ thông minh, smartid.vv, the thong minh smartcard

“Một viễn cảnh phát triển mới và hấp dẫn đang được minh chứng nhờ vào sự chuyển mình của EMV (Europay, MasterCard và Visa), việc triển khai Long Term Evolution (LTE) trên khắp thế giới và sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Ngoài ra, sự thâm nhập của các thiết bị thẻ thông minh mang tính đổi mới trên thị trường sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp tổng thể tiến xa hơn nữa trên một chặng đường dài”, một chuyên gia trong lĩnh vực thẻ của Việt Nam khẳng định. “Hơn thế nữa, nhu cầu lớn về thẻ thông minh tại các thị trường đang nổi lên được xem là một số ngành sản xuất chính ở những khu vực đang mở rộng thị trường. Sự xuất hiện ngày càng rộng rãi của mạng 3G và những trọng tâm chủ yếu dồn cho các giao dịch thanh toán sẽ tạo ra một bước đà mạnh mẽ. Thêm vào đó, những khả năng gắn liên với tiêu chuẩn EMV hiện đang lái các ngân hàng buộc phải phát hành thẻ thông minh”.

Tại Việt Nam, thị trường thẻ cũng đang ngày càng sôi động hơn, đặc biệt sự xuất hiện của thẻ thông minh hứa hẹn sẽ tạo một bước ngoặt mới cho thị trường thẻ với những ứng dụng và tiện ích vô cùng độc đáo.