Ngoài công dụng chính là đọc, mã hóa các thông tin dưới dạng mã vạch được dùng trong quản lý hàng hóa, tài sản, con người, máy quét mã vạch (hay còn gọi máy đọc mã vạch) ngày nay đã được cải tiến hơn nhiều về mức độ tiện dụng, kiểu dáng thiết kế lẫn phương thức hoạt động nhằm đem lại lợi ích tối đa cho người sử dụng.
Máy quét mã vạch
Tuy nhiên, trong vô số thiết bị nhỏ gọn và hiện đại đó, làm sao để chọn được thiết bị tốt nhất cho mình. Để lựa chọn chiếc máy quét mã vạch phù hợp nhất, trước hết, bạn nên xem xét đến nhu cầu sử dụng của mình, cụ thể:
- Bạn sử dụng máy quét mã vạch cho môi trường làm việc nào?
- Có sử dụng thường xuyên hay không?
- Loại mã vạch nào bạn cần quét?
- Nó hoạt động như thế nào
-
Có kết nối với nguồn PC (máy tính chủ) hay không?
Biết được chính xác nhu cầu sử dụng của mình, việc còn lại bạn nên làm là cân nhắc xem loại máy quét mã vạch nào là phù hợp nhất cả về thiết kế lẫn phương thức hoạt động. Sau đây là một số loại máy quét mã vạch thông dụng và phù hợp với phần lớn nhu cầu hiện nay.
Máy quét mã vạch dạng ngòi bút (dạng que)
Máy quét dạng này được cài đặt nguồn sáng và cực ảnh ngay tại đầu bút hoặc đầu que. Để đọc mã vạch, bạn phải di chuyển đầu bút này qua tất cả các mã vạch cần quét. Các cực ảnh này sẽ đo cường độ ánh sáng và phản xạ lại nguồn sáng tạo ra các bước sóng tương ứng với độ rộng của mã vạch, sau đó, máy quét mã vạch sẽ truyền các bước sóng này cho bộ mã hóa và bộ mã hóa tiếp tục chuyển các thông tin này vào máy tính chủ (phương pháp truyền thống)
Hoạt động tương tự như dạng ngòi bút (que), tuy nhiên, điểm khác biệt chính là máy quét mã vạch laser sử dụng nguồn tia laser thay vì nguồn sáng, và sử dụng tấm gương pittong hoặc lăng kính xoay để quét chùm tia laser ngược lại qua mã vạch. Cũng như máy quét mã vạch dạng bút (que), cực ảnh sẽ đo cường độ ánh sáng phản xạ lại từ mã vạch.
Dạng máy này sử dụng một loạt các cảm biến ánh sáng nhỏ xếp thành hàng bên trong đầu đọc mã vạch. Các bước sóng tương ứng với mã vạch được tạo ra khi quét sẽ chuyển đến bộ mã hóa và sau đó chuyển đến máy tính chủ. Ở đây, sự khác biệt giữa máy quét mã vạch CCD với dạng ngòi bút và dạng laser chính là nó đo ánh sáng phát ra trực tiếp xung quanh mã vạch trong khi đó 2 phương pháp còn lại phải đo ánh sáng phản xạ lại từ các thiết bị đặc biệt đươc lắp đặt bên trong.
Máy quét mã vạch Camera
Máy hoạt động bằng cách sử dụng thiết bị camera để chụp hình mã vạch, sau đó đầu đọc mã vạch sẽ sử dụng công nghệ kỹ thuật số để mã hóa hình ảnh mã vạch đã chụp từ máy quét.
Mỗi loại máy quét mã vạch đều có cách sử dụng và phương pháp hoạt động khác nhau. Do đó, hãy căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị bạn mà chọn ra kiểu máy thích hợp nhất. Hoặc, liên hệ chúng tôi tại www.smartid.vn ngay hôm nay để được tư vấn.