Mã QR và các loại mã vạch khác đã được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới trong nhiều năm trở lại đây và được ứng dụng rộng rãi trong việc truy xuất thông tin khách hàng thân thiết.

 

Hiện nay trên toàn thế giới, việc xác định và truy xuất vị trí của một người dần trở nên quan trọng và phổ biến khi mà tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, mã vạch là một công cụ đơn giản, chi phí thấp và tiện lợi trong việc thu thập, lưu trữ và truy xuất dữ liệu.

Ở một số quốc gia, chẳng hạn như Hàn Quốc, các cửa hàng và nhà hàng bắt buộc khách hàng phải quét mã vạch khi ra vào cửa hàng của họ để giúp cho việc theo dõi và truy xuất thông tin của bộ y tế được tốt hơn.

Tất cả chúng ta đều sử dụng mã vạch trong cuộc sống hằng ngày, cho dù đó là siêu thị, bệnh viện hay một doanh nghiệp nào đó.

Mã vạch cho phép chúng ta thu thập và lưu trữ dữ liệu đơn giản và chính xác. Vì rất tiện lợi và hiệu quả nhưng lại có chi phí thấp nên ngày nay mã vạch được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và đem lại nhiều thành công.

Dưới đây là cách mã vạch và mã QR được ứng dụng trong ngành thẻ nhựa, thẻ căn cước công dân và thẻ khách hàng thân thiết.

Ứng dụng công nghệ mã vạch trên thẻ trượt tuyết, thẻ quà tặng mỹ phẩm,
học viên Yoga, thẻ bảo hiểm y tế

Các loại mã vạch

  • Mã vạch 1D(1 chiều) 

Mã vạch 1D

 

Mã vạch 1D là dạng công nghệ mã vạch đầu tiên được tạo ta và hiện nay vẫn là loại mã vạch được sử dụng phổ biến nhất. Như bạn có thấy trong hình, mã vạch 1D được hình thành từ nhiều đường thẳng và khoảng trắng có kích thước bất kỳ.

Mã 1D chỉ có thể đọc từ 1 chiều và tạo ra 1 khoảng trống giới hạn để lưu trữ thông tin.

Mã 1D thường được sử dụng khi chỉ cần lưu trữ lượng dữ liệu nhỏ, chẳng hạn như số tài khoản trên thẻ khách hàng thân thiết, UPC(mã sản phẩm phổ thông) trên các sản phẩm bán lẻ hoặc mã ID của cá nhân trong các ứng dụng chấm công.

 

  • Mã 2D (2 chiều)

Mã vạch 2D

Mã 2D là phiên bản cao cấp hơn và lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn mã 1D. Nhìn chung, mã vạch 2D sử dụng các mẫu như hình vuông, hình lục giác và dấu chấm để mã hóa thông tin.

Không giống như Mã vạch 1D, mã vạch 2D chứa dữ liệu theo cả chiều ngang và chiều dọc, nó có thể lưu trữ nhiều thông tin phức tạp hơn như tên, địa chỉ, số điện thoại, hình ảnh, URL trang web, v.v.

Một số mã vạch 2D có thể lưu trữ tới 7.089 ký tự, điều này giúp cho các nhà lập trình có thể tạo ra nhiều ứng dụng linh hoạt hơn.

Hiện nay, có bốn loại mã vạch (* PDF417, DATA MATRIX, MAXI CODE, QR) được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, trong đó mã QR ngày càng trở nên phổ biến trong tất cả các ngành công nghiệp, cũng như trong ngành thẻ nhựa.

 

Lợi ích của mã vạch trên thẻ nhựa

Mã vạch là sự lựa chọn phổ biến nhất trong ngành máy in thẻ ID để mã hóa thông tin.

1. Dễ dàng truy cập và phản hồi nhanh

+ Cho phép thu hồi thông tin nhanh chóng và chính xác

+ Dễ dàng tìm kiếm thông tin khách hàng thân thiết mà không cần nhập bất cứ thông tin nào

2. Không phát sinh chi phí

+ Không cần các dải mực đặc biệt, không đòi hỏi về độ cầu kỳ của thẻ hoặc bộ mã hóa

+ Chỉ cần in mã vạch lên và dễ dành đọc nó bằng máy quét thông thường hoặc điện thoại của bạn

3. Có thể tích hợp với nhiều chương trình

      + Mã vạch trên thẻ quà tặng hoặc thẻ thưởng có thể được tích hợp với hệ thống máy tính tại điểm bán hàng của bạn

 

Làm thế nào để tích hợp mã vạch trên thẻ nhựa?

Khi bạn tích hợp mã vạch trên thẻ nhựa của mình, bạn có thể tùy ý lựa chọn loại, kích thước, màu sắc và vị trí đặt mã vạch trên thẻ để phù hợp với thiết kế của bạn.

Ngoài ra, phần mềm SmartID của IDP tích hợp tính năng thu thập, phát hành và quản lý dữ liệu thẻ cũng như thông tin mã vạch.

 

Thêm mã vạch trên thẻ nhựa

 

Thông tin liên hệ: 

Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghệ Nam Sơn

  • Chi nhánh HCM: 51-53 Phổ Quang, P.2, Q. Tân Bình, TP. HCM

  • Hotline: (028)3997.4421 – 0909.961.535

  • Email: info@smartid.vn

  • Chi nhánh HN: 3B, Ngõ 43, Giảng Võ, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội

  • Hotline: (024)37 36 83 77