Không ít doanh nghiệp tỏ ra e ngại khi đầu tư một chiếc máy in thẻ bởi không biết cách thiết kế file in. Đó cũng là lý do mà họ lựa chọn dịch vụ in thẻ bên ngoài. Tuy nhiên, giải pháp này thực sự không mang lại hiệu quả bởi chi phí in ấn khá cao mà thành phẩm lại không như mong đợi. Rõ ràng, bất kỳ việc gì do chính bạn làm ra cũng sẽ có ý nghĩa và thỏa mãn nhu cầu bản thân hơn.
Đối với những người không chuyên thì sẽ gặp phải một số rắc rối khi thiết kế file in thẻ nhựa như: sử dụng hệ màu không chính xác, độ phân giải nhỏ nên in mờ, kích thước không phù hợp… Hiểu được điều này, hôm nay, SmartID sẽ hướng dẫn chi tiết đến bạn cách thiết kế file in thẻ nhựa và bảo quản thẻ nhựa tốt nhất.
Những mẫu thẻ nhựa đẹp mắt và chuyên nghiệp
1. Phần mềm thiết kế
Để tạo ra một chiếc thẻ, ít nhất bạn phải có kỹ năng cơ bản về việc sử dụng các công cụ thiết kế. Như chúng ta đã biết, phần mềm thiết kế hình ảnh rất đa dạng. Tuy nhiên, để đảm bảo file in thẻ nhựa có thiết kế đẹp nhất, bạn nên sử dụng những công cụ chuẩn dành cho thiết kế như: Adobe Photoshop, Corel Draw, Adobe Illustrator…
Một điểm cần lưu ý nữa là sau khi thiết kế file in, bạn nên xuất file dưới định dạng .CDR, .AI, .EPS, .TIF, .TIFF, .PSD để cho chất lượng hình ảnh tốt nhất. Hạn chế lưu file với đuôi .PG, .JPEG, .JPE vì các định dạng này có thể làm vỡ hình, nhòe hình nên khi in thẻ sẽ rất xấu và mờ.
2. Kích thước file thiết kế
Thẻ nhựa có kích thước chuẩn là 86 x 54 mm. Tuy nhiên, khi thiết kế file in thẻ, bạn phải cộng thêm 1.5 mm để khi in không bị mất hình ảnh, nội dung và chiếc thẻ sẽ được in tràn lề trông đẹp mắt, chuyên nghiệp hơn.
3. Điều chỉnh hệ màu
Hệ màu trong in ấn khác so với hệ màu mà chúng ta thường sử dụng hằng ngày. Vì thế, sau khi thiết kế, bạn cần chuyển file thiết kế sang hệ màu dành cho in ấn là CMYK rồi lựa chọn màu sắc tốt nhất để tránh tình trạng sản phẩm sau in có màu sắc không giống thiết kế. Đồng thời, bạn cũng cần phối hợp màu sắc hài hòa với những tông màu nhẹ nhàng nhằm giúp cho người đọc cảm giác dễ chịu nhất khi cầm trên tay chiếc thẻ nhựa của bạn.
Cân đối giữa màu sắc và kích thước file in để đảm bảo chiếc thẻ trông hài hòa và hợp lý
Để sản phẩm hoàn thành có độ sắc nét cao thì khi thiết kế, bạn nên để độ phân giải tối thiểu là 300dpi.
4. Nội dung thẻ
Chiếc thẻ cũng giống như một trang giấy, khi bạn nhồi nhét quá nhiều nội dung lên nó, ắt hẳn nó sẽ bị rối – rối về bố cục, rối về thông tin, rối về thẩm mỹ. Do đó, khi thiết kế file in thẻ nhựa, bạn không nên quá tham nội dung, chỉ nên để những thông tin cơ bản cần thiết nhất.
Font chữ trên thẻ không nên quá to, gây mất cân đối hoặc quá nhỏ, gây khó khăn cho người đọc. Hãy lựa chọn những font chữ đẹp mắt, không rườm rà, không sử dụng quá nhiều font chữ khi không cần thiết.
Để tránh tình trạng bị lỗi font hoặc không thể chỉnh sửa được, bạn nên gửi kèm cả font chữ trong file thiết kế. Ngoài ra, nếu in thẻ cho từng cá nhân, nhân viên, khách hàng… thì nên lưu file thông tin dưới định dạng excel để hỗ trợ bạn tốt nhất trong thao tác thiết kế.
Học cách thiết kế file in và bảo quản thẻ nhựa không khó
Sở dĩ thẻ nhựa được nhiều người dùng yêu thích và dần thay thế hẳn thẻ giấy bởi những tiện ích vượt trội của nó. Mặc dù vậy, chắc chắn chiếc thẻ của bạn sẽ hư hỏng, phai màu nếu không được bảo quản đúng cách sau một thời gian dài sử dụng. Do đó, để đảm bảo được chất lượng, hiệu quả hoạt động ở mức cao nhất thì trong quá trình sử dụng, bạn cần bảo quản thẻ cẩn thận, không để thẻ bị gãy gập, không để thẻ tiếp xúc với nhiệt độ cao, tránh làm thẻ bị trầy xước… Bí kíp dành cho bạn là hãy đặt thẻ vào bao đựng thẻ trong suốt hoặc bảo quản thẻ trong hộp name card, chiếc thẻ của bạn sẽ được bảo vệ tốt nhất trong mọi điều kiện.