Ngày nay, mã vạch đã được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực bởi các tính năng độc đáo và vô cùng tiện lợi của nó. Sản phẩm được gắn mã vạch cùng với sự tích hợp và hỗ trợ chặt chẽ trong hệ thống, phần mềm quản lý cho phép giảm các thao tác nhập số liệu, hạn chế tối đa nhầm lẫn trong các hoạt động nghiệp vụ.
Mã số mã vạch là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được. Mã số mã vạch được tạo ra bởi máy in mã vạch, giúp cho việc quản lý và kiểm soát trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn.
Mã vạch được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau
Tuy nhiên, đã là hàng công nghệ thì tất nhiên không tránh khỏi sơ suất hay rủi ro trong quá trình sử dụng. Một chiếc máy in mã vạch, cho dù có tốt, có bền, có đắt tiền đến đấu cũng có lúc gặp trục trặc. Trong trường hợp này, đa số các bạn tìm đến nhà cung cấp hoặc nhờ sự hỗ trợ từ phía dịch vụ bảo hành sản phẩm. Thực chất điều đó rất nên làm. Thế nhưng trong những trường hợp cấp bách, bạn cần phải tự mình trang bị kiến thức và kỹ năng về máy in mã vạch để xử lý tình huống một cách nhanh nhất. Dưới đây là một số lỗi thông dụng mà người dùng cần biết để khắc phục sự cố ngay lập tức mà không cần bất cứ sự hỗ trợ nào khác từ nhà cung cấp khi sử dụng máy:
1. Lỗi không nhận giấy
Khi bạn đang hoạt động máy in mã vạch mà hệ thống báo không nhận được giấy trong khi giấy cuộn vẫn còn và đèn báo giấy vẫn sáng. Lỗi này có thể do 2 nguyên nhân sau:
Một là do lỗi phần cứng, tức là bộ phận soi giấy có vấn đề. Điều này có thể do bụi giấy đóng vào hoặc trong quá trình làm việc bị hở mạch hay cháy do hoạt động quá nhiều. Cách khắc phục lỗi này là hãy vệ sinh máy bằng cách quy trình tương tự như khi mua máy, bạn được bộ phận chăm sóc khách hàng hướng dẫn. Trong trường hợp vệ sinh máy 1 lần mà vẫn không hết lỗi thì bạn cần đem sản phẩm đến nơi bảo hàng máy để họ kiểm tra và xử lý.
Hai là do phần mềm bị lỗi khi cài đặt vào hệ thống máy tính. Trường hợp này chỉ xảy ra khi mới sử dụng máy và có thể bạn đã chọn nhầm driver của máy in. Bạn chỉ cần reset lại máy và chọn đúng phần mềm tích hợp vào máy tính với máy in là ổn.
2. Lỗi đầu in
Vệ sinh đầu in định kỳ để máy in mã vạch hoạt động tốt và bền hơn
Đây là lỗi rất thường xuyên mắc phải. Đầu in mã vạch là một bộ phận rất quan trọng, quyết định thành phẩm nhưng cũng rất dễ hư hỏng nếu không biết bảo quản và sử dụng đúng cách. Nếu sử dụng máy với cường độ cao hoặc với loại giấy – mực không tương thích thì đầu in mã vạch rất dễ bị hư hỏng, trầy xước. Kéo theo đó là những mã vạch có những đường xước nhỏ li ti. Dù vết xước nhỏ như vậy nhưng vẫn ảnh hưởng rất lớn đến việc scan mã, có thể cho ra những thông tin sai lệch.
Để khắc phục lỗi này, bạn có thể lau chùi sơ bằng vải bông mềm. Nếu vẫn không được, hãy thay 1 đầu in mã vạch mới.
3. Lỗi trục roller bị mòn
Do sử dụng lâu, giấy sẽ làm bào mòn thanh roller gần đầu in mã vạch, gây ra tiếng ồn trong quá trình in hoặc giấy sẽ chạy không đều. Đừng lo lắng vì công việc thay trục roller cũng rất đơn giản. Hãy đem đến hệ thống bảo hành để khắc phục lỗi này.
4. Lỗi main board
Lỗi này là lỗi phần cứng do thiết kế kỹ thuật của hãng. Mã vạch in ra sẽ bị sai lệch, phần mềm không tương thích hoặc nặng hơn nữa là không thể khởi động máy in mã vạch. Trong trường hợp này, bạn cũng cần đem máy đến nơi bảo hành để thay main board mới.