Điều gì đang (trực tiếp hay gián tiếp) làm tốn thời gian trong tổ chức của bạn? 

(tiếp theo)

3. Có mặt tại văn phòng 

Là nhà quản lý, bạn ắt hẳn sẽ lo ngại về việc nhân viên vắng mặt (nghỉ phép), nhưng thực ra có thể chính việc “có mặt” lại là hiểm họa – ví dụ như khi nhân viên cố gắng có mặt tại chỗ làm trong lúc đang bệnh. Trong trường hợp này, mặc dù nhân viên của bạn đang có mặt tại văn phòng theo nghĩa đen, nhưng hiệu quả công việc của họ lại không được như mọi khi. 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trung bình một năm một nhân viên sẽ nghỉ bệnh 4 ngày (ngày nghỉ thực tê). Còn việc “có mặt tại văn phòng”, mặt khác, đang làm tiêu tốn của doanh nghiệp trung bình 57.5 ngày mỗi năm với mỗi nhân viên, tương đương 12 tuần làm việc bị lãng phí mỗi năm. Để giảm thiểu điều này, nhà quản lý nên xây dựng văn hóa thông cảm và chấp nhận trong doanh nghiệp của mình. Nếu nhân viên của bạn đang bệnh thì nơi tốt nhất cho họ là ở nhà nghỉ ngơi để nhanh khỏi bệnh (doanh nghiệp nào cũng có chế độ ngày phép!), từ đó đến văn phòng với trạng thái tốt nhất, hiệu quả làm việc cao nhất. 

4. Các hư hỏng về công nghệ / máy móc 

Bạn có bao giờ tính nhẩm xem một ngày mình mất bao nhiêu thời gian trong việc chờ cái máy tính cổ lỗ của mình xử lý? Có phải máy tính của bạn mất 5 phút mới khởi động lên được? Có phải bạn đang phải khởi động nó lại mỗi ngày cả hai chục lần để nó có thể làm việc? Một số nghiên cứu tại Vương quốc Anh chỉ ra rằng “việc công nghệ chậm hay hư hỏng” đang làm lãng phí 21 ngày mỗi năm với mỗi nhân viên. Trong đó lãng phí nhiều nhất đến từ việc mất quá nhiều thời gian tìm kiếm dữ liệu (ví dụ khi bạn cần tìm 1 file nào đó trên máy tính). Việc đầu tư vào công cụ làm việc hay cập nhật và cải tiến công nghệ thường sẽ tốn kém, tuy nghiên nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lâu dài.

(còn tiếp)

Nguồn: omegahrsolutions.com

Nguồn hình: internet