Gỡ rối những “khúc mắc” về máy quét mã vạch
Mã vạch là sự thể hiện thông tin về sản phẩm, dịch vụ, hiển thị trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt mà máy móc có thể đọc được. Nói nôm na, đây là tên gọi, đặc tính cũng như những thông số kỹ thuật của bất kỳ một sản phẩm/ dịch vụ nào được gắn mã.
Máy quét mã vạch là thiết bị dùng để hiển thị thông tin sản phẩm/dịch vụ hiệu quả nhất
Cho tới nay, mã vạch chỉ có thể đọc được bằng một loại thiết bị duy nhất là máy quét mã vạch (Barcode scanner). Bên trong máy quét đã có sẵn một chương trình để giải mã các loại barcode. Đó chính là chương trình dùng để đọc mã vạch. Việc sử dụng máy quét mã vạch cũng cực kỳ đơn giản, chỉ cần đưa máy vào bất cứ sản phẩm nào có mã vạch thì máy sẽ tự động hiển thị hoặc xuất file báo cáo về các thông tin sản phẩm đã được cài đặt sẵn trước đó ra máy tính. Tuy nhiên, không ít trường hợp người dùng chưa hiểu được những tính năng của máy hoặc máy bị lỗi mà không tìm được biện pháp khắc phục. Hôm nay, SmartID sẽ giúp bạn gỡ rối cho những khúc mắc thường gặp này nhé!
Máy quét mã vạch giao tiếp với máy tính bằng cổng nào?
Dùng máy quét mã vạch để tra cứu về sản phẩm/dịch vụ chính là giải pháp nhanh nhất và duy nhất hiện nay. Các loại máy này được giao tiếp với máy tính qua 1 trong các cổng: keyboard, USB và COM. Khi dùng cổng keyboard hoặc USB, bộ phận giải mã của máy quét sẽ đưa thẳng mã số vào ngay tại vị trí con nháy bất luận bạn đang sử dụng chương trình gì. Điều này tương tự như khi ta đang gõ bàn phím. Nếu bạn có một máy quét dùng cổng COM thì phải dùng phần mềm đặc biệt kèm theo để setup và quét mã vạch. Tuy nhiên, trong các ứng dụng thực tế người ta không sử dụng phần mềm quét mã vạch chuyên nghiệp mà phải viết ra một chương trình riêng cho nó mới đáp ứng được yêu cầu giải mã các loại barcode.
Quy trình kết nối máy quét mã vạch đến máy tính
Đặc điểm của máy quét mã vạch dùng cổng Keyboard hoặc USB là chỉ cần dùng 1 phần mềm văn bản thông dụng như Nodepad, Word hay Excel cũng có thể quét được mã vạch. Người dùng cũng ưu tiện những loại máy quét cầm tay sử dụng hai loại cổng này vì nó tiện lợi, dễ sử dụng và không cần driver gì cả.
Máy quét mã vạch sẽ xuất file ở đâu?
Bất kỳ đâu trên máy tính của bạn. Đa số các loại máy quét thông dụng đều sử dụng cổng keyboard hay USB để kết nối với máy tính. Khi sử dụng các loại máy quét này, dữ liệu quét sẽ được đưa trực tiếp vào bất kỳ trường văn bản nào đang hoạt động. Do đó, cho dù bạn đang dùng bất cứ chương trình gì, miễn có các trường văn bản thì dữ liệu quét sẽ được đưa vào đó.
Tiêu chí để chọn mua máy quét mã vạch như thế nào?
Điều này căn cứ vào túi tiền và mục đích bạn cần để sử dụng máy. Nếu bạn chỉ cần quét các loại barcode phổ biến với những kích thước mã vạch thông thường và không có yêu cầu gì đặc biệt thì bạn có thể chọn 1 loại máy quét rẻ tiền để tiết kiệm chi phí. Nhưng nếu bạn có 1 yêu cầu gì đó tương đối đặc biệt thì hãy đảm bảo bạn đã nhận được tư vấn về những yếu tố sau trước khi chọn mua: loại barcode cần quét, vị trí đặt sản phẩm, kích thước barcode lớn hay nhỏ, khoảng cách xa hay gần, tốc độc quét ra sao,… Bạn có thể liên hệ với các doanh nghiệp cung cấp máy quét mã vạch gần nhất hoặc gọi điện theo hotline 0909 961 535 để được tư vấn kịp thời.
Chọn máy quét mã vạch căn cứ vào túi tiền và mục đích bạn cần để sử dụng
Vì sao máy đã nhận mã bằng tiếng “bíp” mà không xuất file ra máy tính?
Nếu khi bạn đưa máy quét mã vạch vào sản phẩm mà nghe 1 tiếng “bíp” thì có nghĩa là máy đã quét thành công và lệnh đã được chấp nhận. Tuy nhiên, khi kết nối với máy tính thì máy lại không đưa được dữ liệu vào. Trường hợp này, bạn nên kiểm tra lại dây cáp. Thử gõ bàn phím xem còn hoạt động hay không. Nếu nó không hoạt động thì chứng tỏ các đầu tiếp xúc không tốt. Bạn nên rút các đầu cắm ra, kiểm tra và cắm lại. Khi nào cả máy quét và bàn phím cùng hoạt động tốt thì dữ liệu mới có thể đưa được vào máy vi tính.
Trên đây là những khúc mắc thường gặp đối với máy quét mã vạch mà SmartID nhận được khi nhận phản hồi từ phía khách hàng. Nếu còn bất kỳ khó khăn nào về dòng máy này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ tốt hơn.
- Tham khảo một số phôi thẻ nhựa in cho nhân viên và học sinh, sinh viên- (03-02-2020 03:11:20)
- Máy in thẻ nào trên thế giới bảo hành đầu in trọn đời- (21-11-2018 14:56:21)
- Phân biệt thẻ Proximity và thẻ Mifare- (21-11-2018 10:11:20)
- Công nghệ RFID là gì? và những ưu điểm mang lại từ công nghệ này- (16-11-2018 07:34:07)
- Máy cắt decal GCC làm túi giấy đa-zi-năng vừa xinh vừa tiết kiệm chi phí- (24-08-2018 14:23:05)
- Cắt film PVC 3D độc đáo tân trang cho “dế” yêu với máy cắt decal GCC- (30-07-2018 14:54:09)
- Phân biệt máy in UV và máy in UV LED- (25-07-2018 09:19:26)
- Hè đến rồi! Cùng bé tự làm chong chóng đồ chơi với máy cắt giấy CGG i-Craft- (20-06-2018 09:41:26)
- So sánh lợi ích giữa công nghệ in ảnh nhiệt và in phun- (13-06-2018 13:33:28)
- Lợi ích của việc sử dụng máy in ảnh nhiệt- (06-06-2018 15:30:04)