Sự khác nhau giữa lớp phủ Overlay và film chống giả Laminate
Nói đến giải pháp in thẻ nhận diện bảo mật, ngày này, thị trường công nghệ nhận diện đã cho ra hàng loạt các giải pháp từ đơn giản như in bóng mờ, in nhuộm thăng hoa nhiệt, hay đơn giản hơn bằng các giải pháp in phủ, in cán màng film chống giả, … các giải pháp này góp phần trong việc ngăn chặn tình trạng làm giả, thay thế, sao chép thông tin trên thẻ. Nếu biết cách kết hợp linh động những giải pháp này với nhau, mẫu thẻ nhận diện của bạn sẽ trông bắt mắt, có khả năng bảo mật cao, sử dụng được lâu hơn và quan trọng hơn hết là tiết kiệm chi phí sử dụng.
Trong đó, giải pháp in thẻ nhựa bảo mật bằng cách in phủ lớp Overlay và in cán màng (film) chống giả được xem là giải pháp đơn giản mà hiệu quả được nhiều doanh nghiệp sử dụng và được dùng thay thế cho nhau, tuy nhiên chúng vẫn có chức năng và mức độ bảo mật riêng biệt mà nhiều ngươi dùng hiện nay vẫn lầm tưởng chúng là một. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt 2 hình thức xử lý bảo mật cơ bản này.
LỚP PHỦ OVERLAY
Một lớp phủ Overlay (O) là lớp ngoài cùng của dải Ribbon màu YMCKO. Nó có chức năng như dải màu trắng trong suốt, được in lên thẻ nhằm giúp thẻ chống lại các tác hại như phai màu, bị trầy do ma sát, cào xé,…Lớp phủ 3 chiều làm tăng độ bảo mật cho thẻ, làm cho thẻ khó có khả năng bị sao chép hoặc tráo đổi. Lớp phủ này được in cùng lúc với quá trình in thông tin hình ảnh lên thẻ
LỚP FILM CÁN CHỐNG GIẢ
Laminate là lớp phim bảo vệ trong suốt được in ép nhiệt lên thẻ sau khi đã được in đầy đủ thông tin lên thẻ. Giống với lớp phủ overlay, lớp film này cũng có tác dụng làm tăng tuổi thọ cho thẻ và chống lại các tác hại bề mặt thẻ từ các tác nhân như tia UV, trầy xước, hóa chất, … Về phương diện bảo mật thẻ, một vài lớp film này còn có thêm tính kiểu hoa văn 3D đặc biệt và được thiết kế đặc biệt nhằm giúp người dùng dễ dàng nhận thấy và phân biệt. Khác với lớp phủ 3D, để in cán lớp film này lên thẻ cần phải có thêm thiết bị (mô đun) cán màng hỗ trợ tương thích với từng loại máy in thẻ đặc biệt.
Tóm lại, sự khác nhau cơ bản nhất của 2 loại vật tư kèm theo này chính là một loại là giải màu trong hệ thống mực ribbon in thẻ, loại còn lại là cuộn phim riêng biệt được cán lên thẻ sau khi đã hoàn tất các quá trình in thẻ. Do đó, bạn hãy căn cứ vào nhu cầu sử dụng để chọn loại vật tư thích hợp nhất cho máy in thẻ, và nhu cầu sử dụng của mình sao cho đảm bảo tính bảo mật cho thẻ lẫn mức độ tiện dụng và tiết kiệm chi phí đầu tư.
Hoặc liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ www.smartid.vn
- Tham khảo một số phôi thẻ nhựa in cho nhân viên và học sinh, sinh viên- (03-02-2020 03:11:20)
- Máy in thẻ nào trên thế giới bảo hành đầu in trọn đời- (21-11-2018 14:56:21)
- Phân biệt thẻ Proximity và thẻ Mifare- (21-11-2018 10:11:20)
- Công nghệ RFID là gì? và những ưu điểm mang lại từ công nghệ này- (16-11-2018 07:34:07)
- Máy cắt decal GCC làm túi giấy đa-zi-năng vừa xinh vừa tiết kiệm chi phí- (24-08-2018 14:23:05)
- Cắt film PVC 3D độc đáo tân trang cho “dế” yêu với máy cắt decal GCC- (30-07-2018 14:54:09)
- Phân biệt máy in UV và máy in UV LED- (25-07-2018 09:19:26)
- Hè đến rồi! Cùng bé tự làm chong chóng đồ chơi với máy cắt giấy CGG i-Craft- (20-06-2018 09:41:26)
- So sánh lợi ích giữa công nghệ in ảnh nhiệt và in phun- (13-06-2018 13:33:28)
- Lợi ích của việc sử dụng máy in ảnh nhiệt- (06-06-2018 15:30:04)