Hiện nay, Việt Nam đang trở thành điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào chính sách đầu tư không quá khắc khe và đường lối luật lao động linh động. Do đó, tổng thu nhập GDP đã tăng vượt 6.8% trong quý 3 năm 2015 so với cùng kỳ năm ngoái. Tập đoàn Goldman Sachs cho biết hiện nền kinh tế Việt Nam đang đứng vị trí thứ 55 trên thế giới và sẽ thay đổi đến vị trí 17 vào năm 2025 với tổng GDP đạt mức 450 tỉ USD so với con số 186 tỉ USD như hiện nay.
Tổng số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (FDI) trong tháng đầu năm 2015 đã vượt đến con số 663.4 tỉ, tăng 67.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, tháng một năm 2015 là thời điểm thu hút một lượng lớn các dự án FDI có trị giá lên đến 392.2 tỉ, tăng 85.5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hơn nữa, Việt Nam hiện đang là một trong số 12 thành viên của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài với mức chịu thuế là 0%. Trong đó, ngành giám sát an ninh tại Việt Nam đang gắn kết chặt chẽ với sự phát triển các dự án bất động sản và xây dựng từ doanh nghiệp nước ngoài. Điều may mắn nữa đó là sự phát triển số lượng doanh nghiệp ngoài nước và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đã kích thích mạnh mẽ sự phát triển của nền công nghệ an ninh an toàn tại đây.
Việt Nam – Thị trường an ninh an toàn đầy tiềm năng
Được nhận định là thị trường mới phát triển, nhu cầu về lĩnh vực an ninh tại Việt Nam đang trên đà tăng nhanh trong nhiều lĩnh vực, trong đó, ngành giáo dục là lĩnh vực được chú trọng đầu tư thiết bị an ninh nhất hiện nay. Theo Sở dịch vụ thương mại US, năm 2014, doanh thu từ thiết bị an toàn và an ninh tại Việt Nam đạt 143 triệu USD, tăng 10 triệu USD so với năm 2012, và con số này dự đoán sẽ tiếp tục tăng thêm theo sự gia tăng các dự án đầu tư bất động sản và công trình có vốn đầu tư nước ngoài.
Ông Đặng Ngọc Quý – Phó Giám đốc công ty TNHH Kỹ thuật Công nghệ Nam Sơn cho biết "Việt Nam hiện là thị trường mới trong lĩnh vực này. Những ứng dụng về an ninh, giám sát chỉ mới phát triển gần đây, nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào lĩnh vực Ngân hàng hoặc các ứng dụng thuộc nhà nước; việc ứng dụng an ninh, giám sát trong phạm vi doanh nghiệp hay cá nhân vẫn chưa được phát triển cho lắm, nếu có thì cũng chỉ là những ứng dụng đơn giản, chưa mang tính bảo mật cao, do đó, thị trường an ninh, giám sát ở Việt Nam sẽ có những bước phát triển rất xa trong tương lai."
Tuy nhiên, ngay tại thị trường Việt Nam, việc phát triển lĩnh vực an ninh, giám sát cũng đã có sự khác biệt ở Miền Nam và Miền Bắc. Cụ thể, Miền Bắc thường tập trung vào các dự án nhà nước trong khi Miền Nam lại tập trung vào các dự án phát triển cho doanh nghiệp. Theo Sunny Kong, Giám đốc kinh doanh Công ty Milestone Systems khu vực Châu Á: "Miền Bắc Việt nam phần lớn nhà nước quyết định sự phát triển của ngành giám sát an ninh camera, trong khi đó, ở Miền Nam, việc phát triển ngành giám sát an ninh lại tập trung vào các doanh nghiệp tư nhân như khu vui chơi giải trí, giáo dục, các trung tâm mua sắm,… Do đó, hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài đều tập trung vào khu vực phát triển này để đầu tư".
Trước đây, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực an ninh nói chung chỉ đầu tư riêng lẻ vào một khu vực nhất định đó là Miền Bắc hoặc Miền Nam, Tuy nhiên, do vấn đề cạnh tranh về thị trường ngày càng gay gắt, hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã quyết định mở rộng thị trường ra cả hai khu vực, mở thêm chi nhánh và tuyển dụng chính nguồn lực lao động tại địa phương để phát triển.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt thâm nhập vào thị trường an ninh
Nắm bắt được nhiều triển vọng phát triển tại Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp bản địa đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực an ninh an toàn. Cụ thể, taị Việt Nam đã có hơn 1000 doanh nghiệp kinh doanh thiết bị an toàn PCCC, gần 700-800 doanh nghiệp trong ngành dịch vụ an ninh. Cũng tại Việt Nam, hàng loạt công ty đã tham gia vào lĩnh vực này dưới dạng các đơn vị tích hợp, phân phối hay làm nhà thầu cho các dịch vụ an ninh tổng hợp.
Bằng việc đầu tư hàng loạt các thiết bị an ninh, nhiều doanh nghiệp Việt đã bắt đầu nắm lấy cơ hội để phát triển, điển hình như công ty Vantech, VDTECH, Questek, Seavision, và Escort đã bắt đầu lên kế hoặc đầu tư. Với hệ thống chuỗi nhà máy sản xuất tại Việt Nam, các công ty này đã tiết kiệm được chi phí lắp đặt hệ thống an ninh thay vì nhập sản phẩm trực tiếp từ nước ngoài, tuy nhiên, họ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh về giá cả rất lớn bởi ngày càng nhiều công ty tương tự mọc lên tại Việt Nam hiện nay.
Có thể nói, 2015 là một năm thuận lợi cho Việt Nam về nhiều mặt như hình tình chính trị xã hội ổn định, được gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Binh Dương (TPP), và đặc biệt, ngành an ninh an toàn tại Việt Nam đang có những bước tiến dài để bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay.
Dịch từ nguồn: http://www.asmag.com.