3. Vì sao khi in ấn chúng ta nên sử dụng hệ màu CMYK?
Nguyên lý làm việc của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới.
Trong in ấn người ta dùng hệ màu CMYK vì các vật liệu in ấn (giấy, vải, gỗ, nilon…) khổng thể tự phát sáng. Bằng việc phối trộn và thay đổi định lượng các màu ta có thể tạo ra những màu sắc khác nhau.
4. Những lưu ý trong quá trình chuyển đổi giữa hai hệ màu RBG và CMYK.
Trong hầu hết các phần mềm đồ họa đều có chức năng cho bạn chuyển đổi qua lại giữa các mode màu, đây là cách làm ở 2 phần mềm thông dụng nhất là Photoshop và Illustrator:
Trong Illustrator :
Vào menu File > Document Color Mode > CMYK Color (hoặc RGB Color)
Trong Photoshop :
Vào menu Image > Mode > chọn mode mình muốn chuyển
Tuy nhiên, do là hệ màu cộng nên khi chuyển đổi qua lại sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu. Sau khi chuyển đổi, tùy theo mode màu mà kết quả các bạn nhận được sẽ sáng hơn hoặc tối hơn màu ban đầu.
5. Kết luận
Khi thiết kế cho một sản phẩm in ấn, chúng ta nên dùng hệ màu CMYK nhằm giảm thiểu khả năng sai lệch màu của thiết kế sau in.
Cần phải hết sức lưu ý trong quá trình khởi tạo file và thiết kế. Vì chỉ cần sai lệch một ít thôi cũng khiến cho bản in không đúng với ý tưởng ban đầu về màu sắc.
Việc lựa chọn màu sắc đúng và chuẩn sẽ khiến cho việc thiết kế dễ dàng hơn cũng như khiến quy trình chế bản in ấn được tốt nhất.
Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn dù không phải là designer chuyên nghiệp vẫn có thể chủ động trong quá trình in ấn để có thể có một bản in hoàn thiện nhất.