Những câu chuyện được chia sẻ với bạn đọc tuy ngắn nhưng lại chứa đựng đạo lý sâu xa. Trong cuộc sống này, đôi khi lời ít ý nhiều, quan trọng ở sự cảm thụ của người nghe.
Sức mạnh của ý muốn.
Một người đàn ông ôm chính đứa con khoảng 10 kg của mình thì sẽ không thấy mệt, vì đứa con là điều yêu thích và là niềm hạnh phúc của anh ta; nhưng cũng người đàn ông này mà bảo anh ta ôm một hòn đá nặng 10 kg, anh ta chắc chắn sẽ kiên trì không được bao lâu.
Một người không thích làm việc nào đó, thì dù anh ta có tài hoa hơn người, cũng không cách nào phát huy; còn một người một khi thích làm việc gì đó, thì như được tiếp thêm động lực to lớn để phát huy hết năng lực của mình mà có thể chính anh ta cũng phải bất ngờ. Vì thế, nếu bạn chưa thể đạt được thành tích gì, không nhất định vì bạn không có năng lực, rất có thể là vì bạn không yêu thích mà thôi.
Sự lương thiện – chính là chiến thắng.
Ngày xưa, một cặp vợ chồng nọ phải đi gặp Thần Chết.
Vị Thần Chết nói: “Hai người các ngươi chỉ có thể sống một người, các người hãy oẳn tù tì, người thua thì phải chết”.
Hai lần oẳn tù tì trước đó cả hai vợ chồng đều ra giống nhau; đến lần thứ ba, người chồng lại thua…Thần Chết thở dài nói: “Vốn dĩ chiếu theo lệ của ta, nếu như các ngươi ba lượt đều ra giống nhau, ta sẽ thả các ngươi ra, không muốn phải dùng đến lần thứ tư để phân thắng bại”.
Nghe xong, người vợ ôm chằm lấy người chồng: “Đã nói là 3 lần đều cùng nhau ra búa, tại sao lần thứ ba tôi ra cái kéo thì anh lại ra bao.”
Thực tế, đây chính là nhân tâm, là sự ích kỷ và ngốc nghếch của bộ phận một nhóm người, tính toán với người khác cuối cùng thành ra chính mình là người lãnh hậu quả. Như người chồng trong câu chuyện trên, vì sợ hãi cái chết mà anh ta định đẩy nó cho vợ mình, cuối cùng sự hi sinh của người vợ lại là bàn thua cho anh ta. Nên, nếu lúc nào cũng lương thiện…thì bạn đã là người thắng cuộc! Làm người hãy luôn giữ trong tâm sự phúc hậu, lương thiện như vậy, bạn nhất định sẽ thành công.
Đắc đạo
Một hành giả hỏi lão hòa thượng: “Trước khi đắc Đạo, ngài làm gì? 〞
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
Hành giả hỏi: “Vậy đắc Đạo rồi thì sao?”
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
Hành giả lại hỏi: “Vậy thế thì có gì khác với lúc chưa đắc Đạo?”
Lão hòa thượng: “Trước khi đắc đạo, khi đốn củi thì lo lắng đến gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ chuyện nấu cơm; đắc Đạo rồi, đốn củi thì cứ đốn củi, gánh nước thì là gánh nước, nấu cơm thì cứ nấu cơm”.
Đại Đạo chí giản chí dị, tâm giản dị chính là Đạo.